Nghe Kém Là Bệnh Gì?

Nghe Kém Là Bệnh Gì?

Thử tưởng tượng bạn vốn là người thích tham gia các hoạt động xã hội. Bạn hay đi xem phim, xem kịch hoặc du lịch đó đây.

Thử tưởng tượng bạn vốn là người thích tham gia các hoạt động xã hội. Bạn hay đi xem phim, xem kịch hoặc du lịch đó đây. Dạo này bỗng nhiên bạn cảm thấy cần phải cố gắng để có thể nghe rõ xem mọi người xung quanh nói gì với bạn, nhưng đôi khi sự cố gắng của bạn cũng không mang lại kết quả.

Tại sao lại nghe kém?

Dù đã cố hết sức nhưng bạn chỉ có thể nghe lõm bõm được một vài từ, vì thế bạn không thể theo dõi kịp câu chuyện. Dần dần bạn cảm thấy mất tự tin và không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội nữa. Có thể bạn đã bị suy giảm sức nghe rồi đấy.

Có nguy hiểm lắm không?

Không như bạn nghĩ, nghe kém thực ra là một triệu chứng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Các thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 15-20% người lớn bị nghe kém ở các mức độ khác nhau. Trước đây ai cũng nghĩ nghe kém chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng ngày nay, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ cũng bị suy giảm sức nghe.

Chúng ta có thể gặp dấu hiệu nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến từ từ, nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục. Tùy theo nguyên nhân, có thể bị nghe kém tạm thời hoặc nghe kém lâu dài, nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nghe kém nặng (còn gọi là điếc).

Các nguyên nhân thường gặp của suy giảm sức nghe ở người lớn bao gồm nghe kém do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (nghe nhạc với âm lượng lớn, sử dụng tai nghe, làm việc trong môi trường ồn như công trường hoặc xưởng máy…) làm các cơ quan nghe ở tai bị tổn thương và gây ra nghe kém từ từ.
Đôi khi trong trường hợp bạn nghe phải một âm thanh quá lớn (ví dụ như một vụ nổ, sức ép bom…) có thể gây ra nghe kém đột ngột. Ngoài ra tuổi tác cũng làm lão hóa các cơ quan nghe ở tai trong, gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Nghe kém ở người lớn cũng có thể gặp do các nguyên nhân khác như nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, các bệnh lý viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; sử dụng các thuốc có độc tính cho tai (ví dụ kháng sinh nhóm aminosid như gentamycin, streptomycin; hóa chất điều trị ung thư như cisplatin…)…

© Trung tâm thính học sài gòn

Địa chỉ: 201 đường 3/2, Phường 9, Quận 10, TP. HCM - ĐT:0903168101

WebDoanhNghiep.biz thiết kế web này

[X]